Công nghệ blockchain là nền tảng để chuyển đổi số trong trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và trở thành giải pháp giúp nhiều doanh nghiệp vươn lên đứng đầu ngành. Vậy công nghệ Blockchain là gì? Những lĩnh vực nào ứng dụng blockchain? Hãy cùng DK Tech tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục Lục
1. Công nghệ Blockchain là gì?
Blockchain là một công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu bằng cách gói thông tin vào các khối được kết nối với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối không chỉ chứa thông tin về thời điểm tạo ra nó mà còn liên kết với các khối trước đó, tạo nên một chuỗi thống nhất và thể hiện chi tiết lịch sử của dữ liệu.
![công nghệ blockchain](https://dktechnical.vn/wp-content/uploads/2023/11/blockchain-1.jpg)
2. Đặc điểm của blockchain
- Không thể giả mạo và phá hủy: Chuỗi blockchain chỉ có thể bị phá hủy khi không còn kết nối internet. Sau khi được lưu trữ và xác minh, nó không thể bị giả mạo hoặc thay đổi.
- Không thể thay đổi: Dữ liệu được người giữ private key ghi vào blockchain thì không thể sửa được. Private key chỉ thuộc về người khởi tạo blockchain, đảm bảo tính chính xác và không bị giả mạo của thông tin.
- Bảo mật dữ liệu: Thông tin trên blockchain được phân phối và bảo mật tuyệt đối. Chỉ người nắm giữ khóa riêng mới có thể truy cập thông tin, đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật.
- Tính minh bạch: Blockchain cho phép theo dõi toàn bộ lịch sử giao dịch từ địa chỉ này sang địa chỉ khác, từ đó tạo ra sự minh bạch trong quá trình giao dịch.
- Hợp đồng thông minh: Các hợp đồng thông minh được xây dựng bằng mã code cho phép chúng thực thi tự động. Một bên trung gian đảm bảo rằng các bên liên quan tuân theo các điều khoản của hợp đồng trong thực tế.
3. Ứng dụng Blockchain trong đời sống và sản xuất
3.1 Ngành thương mại điện tử
Công nghệ blockchain đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự ứng dụng blockchain trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Khi nói đến thương mại điện tử, không thể bỏ qua vai trò của tiền điện tử đầu tiên. Ngày nay, hơn 22.000 địa điểm trên khắp thế giới chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử, bao gồm những tên tuổi lớn như Microsoft, Expedia và Overstock. Mặc dù tiền điện tử chưa được chính phủ Việt Nam chấp nhận nhưng nhiều chuyên gia dự đoán trong thời gian tới loại tiền này sẽ sớm trở nên phổ biến trên thế giới.
Công nghệ blockchain không chỉ được sử dụng trong việc phát triển tiền điện tử mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như giúp cải thiện quy trình kinh doanh trở nên hiệu quả và ít tốn kém hơn, đồng thời tăng cường bảo mật dữ liệu trong các giao dịch, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng lên đáng kể.
3.2 Ứng dụng blockchain trong tài chính – ngân hàng
Công nghệ blockchain đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành tài chính. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công nghệ này cho các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế. Tại Việt Nam, các ngân hàng như MB và Vietcombank đã tích hợp công nghệ blockchain vào ứng dụng ngân hàng số của mình.
Sự đổi mới này loại bỏ các quy trình thủ công dựa trên giấy tờ và thay thế bằng những giao dịch tự động hóa giúp tối ưu hóa các giao dịch và tạo ra quy trình hoạt động hiệu quả hơn cho ngành ngân hàng.
Các ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng:
- Xác minh thông tin khách hàng và khả năng phê duyệt tín dụng trực tiếp mà không cần qua trung gian.
- Tính bảo mật và tiện lợi cao nhờ công nghệ xác thực danh tính, thanh toán nhanh chóng và cập nhật giao dịch liên tục.
- Quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vấn đề kỹ thuật và vỡ nợ trước khi thực hiện giao dịch.
- Hệ thống quản lý thông minh không ngừng đổi mới và cải tiến.
3.3 Ứng dụng blockchain trong lĩnh vực y tế
Việc số hóa thông tin bệnh nhân, đơn đặt hàng, quản lý hàng tồn kho và giao dịch trong lĩnh vực y tế đang trở nên phổ biến hơn. Đáng chú ý là hầu hết các bệnh viện đều sử dụng thiết bị thông minh để theo dõi và quản lý dữ liệu này. Tuy nhiên, những thiết bị này vẫn phải đối mặt với những hạn chế về quyền riêng tư và bảo mật. Để quyết vấn đề này, nhiều bệnh viện đã ứng dụng công nghệ blockchain để hỗ trợ các vấn đề sau:
- Đảm bảo tính minh bạch và tự động hóa các giao dịch khám chữa bệnh, quản lý quyền sở hữu dữ liệu về tình trạng sức khỏe người bệnh và kết quả xét nghiệm lâm sàng.
- Kiểm soát chuỗi cung ứng dược phẩm, vật tư y tế bằng cách theo dõi nguồn gốc, ngày hết hạn của trang thiết bị y tế.
Ví dụ: Khi bệnh nhân đến khám hoặc xét nghiệm, tất cả kết quả xét nghiệm y tế của họ đều được lưu trữ bằng công nghệ blockchain để bảo mật thông tin cá nhân và kết quả xét nghiệm. Nếu bệnh nhân muốn chuyển đến bệnh viện khác ở bất kỳ đâu họ chỉ cần chuyển thông tin thông qua blockchain.
3.4 Ứng dụng blockchain trong giáo dục
Công nghệ blockchain giúp giảm thiểu việc gian lận trong quá trình học tập và xin việc làm, hỗ trợ xác minh các thông tin về học vấn và kinh nghiệm làm việc. Cụ thể như:
- Ứng dụng blockchain để theo dõi và lưu trữ thông tin học tập của học sinh, sinh viên như: bảng điểm, thông tin về trường đại học, các chứng chỉ đã đạt được,…
- Đánh giá sự phù hợp của ứng viên trong quá trình đào tạo và điều chỉnh khi cần.
- Đánh giá năng lực của các cá nhân so với yêu cầu đầu vào dựa trên dữ liệu về học vấn đã được lưu trữ.
3.5 Ứng dụng blockchain trong lĩnh vực bán lẻ
Ứng dụng công nghệ blockchain vào quản lý sản phẩm và chuỗi cung ứng có thể giúp việc vận hành quy trình phân phối, kiểm soát thông tin và số lượng hàng hóa cũng như quản lý báo cáo tài chính trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Một số ứng dụng blockchain trong lĩnh vực bán lẻ có thể kể đến như:
- Quản lý hàng hóa thông qua việc sử dụng mã định danh trên hệ thống blockchain bao gồm quy trình sản xuất, thông tin về sản phẩm,thời gian vận chuyển, quản lý tồn kho và lưu kho.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình giao dịch giữa nhà sản xuất và công ty vận chuyển.
- Quản lý luồng tiền phát sinh từ giao dịch để hạn chế thiệt hại và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh nếu có.
![Ứng dụng blockchain trong ngành bán lẻ](https://dktechnical.vn/wp-content/uploads/2023/11/ung-dung-blockchain-2.jpg)
3.6 Ứng dụng blockchain trong nông nghiệp
Một số ứng dụng blockchain trong lĩnh vực nông nghiệp:
- Quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho: Blockchain sẽ ghi lại và theo dõi chi tiết quá trình vận chuyển sản phẩm từ nguồn cung cấp đến nơi tiêu thụ. Từ quy trình sản xuất, vận chuyển, đóng gói đến lưu kho giúp tăng tính minh bạch và khả năng xác minh nguồn gốc sản phẩm.
- Lưu trữ thông tin về hàng hóa và quy trình chăm sóc: Blockchain cung cấp nền tảng để lưu trữ các thông tin quan trọng về sản phẩm nông nghiệp như quy trình chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng truy cập và xác minh những thông tin này, giúp tăng niềm tin về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
- Truy xuất nguồn gốc và vòng đời sản xuất: Blockchain cho phép theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo hạt đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng bao gồm thông tin về nơi trồng, phương pháp canh tác, quy trình thu hoạch và các bước xử lý sau thu hoạch để người tiêu dùng có thể tin tưởng hơn vào chất lượng, nguồn gốc sản phẩm
Trên đây chỉ là những ứng dụng blockchain điển hình trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Với những ưu điểm vượt trội đó, blockchain đã trở thành giải pháp giúp các doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu trên thị trường. Để biết thêm nhiều thông tin về công nghệ blockchain hãy theo dõi DK Tech qua các bài tiếp theo nhé!