Tiêu Chuẩn Token Là Gì? Chia Sẻ Chi Tiết Về Các Tiêu Chuẩn Token 2023

Để bước chân vào thị trường crypto đầy tiềm năng, việc trang bị kiến thức nền tảng là vô cùng quan trọng. Một trong những chủ đề cốt lõi mà bạn cần nắm vững chính là tiêu chuẩn token. Ngày hôm nay, hãy cùng DK Tech điểm qua những thông tin chi tiết nhất về tiêu chuẩn token mà ai tham gia crypto hay thực hiện thiết kế sàn giao dịch tiền ảo cũng nhất định phải biết. 

1. Tiêu chuẩn token là gì?

Tiêu chuẩn token là các quy định và yêu cầu kỹ thuật được thiết lập để xác định rõ cách mà các loại tiền điện tử hoạt động trên các blockchain khác nhau. Nói cách khác, nhà phát triển phải tuân theo tiêu chuẩn token khi tạo ra một loại tiền điện tử mới.

Tiêu chuẩn token thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Tên tiêu chuẩn: Giống như tên gọi, giúp phân biệt tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn khác.
  • Mục đích sử dụng: Mô tả mục đích chính của tiêu chuẩn, ví dụ: token fungible (có thể thay thế), non-fungible (không thể thay thế), quản trị,…
  • Giao diện lập trình ứng dụng (API): Định nghĩa các hàm (function) mà token cần thực hiện. Các hàm này thường bao gồm:
    • totalSupply(): Lấy tổng cung của token.
    • balanceOf(address): Lấy số dư token của một địa chỉ cụ thể.
    • transfer(address recipient, uint256 amount): Chuyển token từ tài khoản của mình sang tài khoản khác.
    • approve(address spender, uint256 amount): Cho phép một địa chỉ khác (spender) chi tiêu một số lượng token nhất định thay mặt cho bạn.
  • Dữ liệu: Quy định loại dữ liệu mà token lưu trữ. Ví dụ: số dư, thông tin tài sản, metadata,…
  • Quy tắc giao dịch: Xác định các quy tắc cho việc tạo, chuyển nhượng và tiêu hủy token (đốt coin).

tiêu chuẩn token

2. Quá trình hình thành tiêu chuẩn token?

Có thể nói rằng, quá trình hình thành nên tiêu chuẩn token trải qua nhiều giai đoạn. Đó là những cột mốc trong lịch sử phát triển của tiền điện tử và blockchain. Để giúp bạn dễ hình dung, DK Tech chia ra thành 5 giai đoạn hình thành tiêu chuẩn token như sau: 

2.1 Giai đoạn Bitcoin ra đời

Vào năm 2009, sự ra đời của Bitcoin được xem là cột mốc đầu tiên trong quá trình hình thành tiêu chuẩn token. Theo đó, Bitcoin chỉ thúc đẩy sự nhận thức đầu tiên về tiền điện tử và blockchain. Vì thế, lúc này chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào cho việc tạo ra các token trên blockchain cụ thể.

2.2 Các token đa dạng hơn

Với sự phát triển của blockchain và ứng dụng phi tập trung (DApp), các loại token bỗng đa dạng và tăng lên đáng kể. Lúc này, thị trường cần phải có các tiêu chuẩn để đảm bảo tính tương thích và tính linh hoạt của các loại tiền ảo khác nhau. Vì thế, quá trình nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn token bắt đầu được triển khai. 

2.3 Ethereum và ERC-20

Mãi cho đến năm 2015, Ethereum ra đời với mục tiêu trở thành một nền tảng phổ biến cho phát triển ứng dụng phi tập trung (DApp). Tại đây, tiêu chuẩn token mới thật sự được hình thành. ERC-20 là tiêu chuẩn token đầu tiên được đề xuất trên Ethereum bởi Fabian Vogelsteller. Không có gì bàn cãi khi khẳng định: ERC-20 mở một thế giới mới của các ứng dụng tài chính phi tập trung và là cơ sở cho sự phát triển của các tiêu chuẩn token tiếp theo.

2.4 Giai đoạn đa dạng tiêu chuẩn token 

Sau sự thành công của ERC-20, nhiều tiêu chuẩn token khác cũng đã xuất hiện trên nhiều blockchain đa dạng: 

  • ERC-721: Cho token không thể thay thế (NFT), đại diện cho tài sản độc nhất vô nhị.
  • BEP-20: Tương tự ERC-20 nhưng hoạt động trên Binance Smart Chain.
  • TRC20: hoạt động trên TRON blockchain.
  • SPL: hoạt động trên Solana blockchain.

Nhìn chung, quá trình phát triển của các tiêu chuẩn token đã mang đến nhiều cơ hội mới cho các nhà phát triển tận dụng sức mạnh của blockchain và tiền điện tử. Từ đây, hình thành sự vững chắc cho cả nền công nghiệp blockchain sau này. 

3. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn token?

Không thể phủ nhận rằng tiêu chuẩn token đóng vai trò nền tảng trong hệ sinh thái blockchain. Thêm vào đó những tiêu chuẩn này cũng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển và ứng dụng của tiền điện tử. Dưới đây là một số điểm chính:

  • Tính nhất quán và tương thích: Tiêu chuẩn token đảm bảo rằng tất cả các token trên cùng một nền tảng blockchain hoạt động theo cách nhất quán với nhau. Nhờ vậy, người dùng có thể dễ dàng hiểu, sử dụng và giao dịch các token khác nhau. 
  • Khả năng phát triển và sử dụng: Tiêu chuẩn token cung cấp một khuôn khổ chung cho việc tạo và sử dụng token. Từ đây, quy trình phát triển tiền điện tử đơn giản hơn nhiều và cũng giảm thiểu chi phí.
  • Tăng cường tính minh bạch: Hiện nay, tiêu chuẩn token thường yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về token: tên, ký hiệu, số lượng tối đa và các quy tắc chi phối việc sử dụng. Thông tin này giúp người dùng hiểu rõ hơn về token và đưa ra quyết định sáng suốt khi đầu tư token. Hay nói cách khác là tiêu chuẩn token giúp người tham gia tiền ảo có nhiều thông tin token hơn hạn chế tình trạng bị lùa gà, lừa đảo. 

Nhìn chung, tiêu chuẩn token đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển rộng rãi của tiền điện tử. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhà phát triển và toàn bộ hệ sinh thái blockchain.

4. Cách hoạt động của tiêu chuẩn token?

Dưới đây là cách hoạt động của tiêu chuẩn token chi tiết nhất: 

  • Tạo ra token: Đầu tiên, một người hoặc một tổ chức sử dụng một tiêu chuẩn token nào đó để tạo ra các đơn vị token trên một nền tảng blockchain. Quy trình này thường: đặt các thông số kỹ thuật, xác định số lượng tối đa của token và các tính năng.
  • Chuyển đổi và giao dịch: Các token có thể được chuyển đổi và giao dịch giữa các tài khoản trên cùng một blockchain hoặc giữa các blockchain khác nhau. Quy trình này thường liên quan đến việc sử dụng các hàm và giao thức chuẩn được xác định trong tiêu chuẩn token. Hàm và giao thức chúng tôi đã đề cập ở bên trên. 
  • Tham gia vào các hợp đồng thông minh và ứng dụng: Các token có thể được sử dụng trong các hợp đồng thông minh. Ngoài ra, nó cũng có thể được ứng dụng blockchain để thực hiện các chức năng cụ thể. Ví dụ, quản lý quyền sở hữu, thực hiện thanh toán, tham gia vào các trò chơi hoặc ứng dụng tài chính khác.
  • Phân quyền và quản lý: Tiêu chuẩn token cũng cung cấp cơ chế để quản lý quyền sở hữu và phân quyền truy cập vào các token. Bao gồm: xác định các quyền và nhiệm vụ của các tài khoản cụ thể và thiết lập các ràng buộc về việc chuyển đổi và sử dụng token.

5. Những điểm hạn chế của tiêu chuẩn token?

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong thị trường tiền điện tử, tiêu chuẩn token cũng đi kèm với một số hạn chế nhất định cần được lưu ý:

5.1 Thiếu tính linh hoạt

Do các quy tắc và yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn token đã được định sẵn nên việc tùy chỉnh các chức năng token mới có thể bị hạn chế. Vì vậy, gây ra những khó khăn trong việc triển khai để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng ứng dụng.

5.2 Tính tương thích

Token được phát triển trên các tiêu chuẩn khác nhau có thể không hoạt động trên cùng một nền tảng hoặc không thể giao tiếp và giao dịch trên các blockchain khác. Vì vậy, điểm hạn chế tiếp theo là gây ra sự phức tạp cho người dùng trong việc lựa chọn và sử dụng token.

5.3 Khả năng mở rộng

Một số tiêu chuẩn token có thể gặp vấn đề về khả năng mở rộng. Hậu quả của điều này là dẫn đến tắc nghẽn mạng và tăng phí giao dịch cao hơn.

5.4 Bảo mật

Không phải tiêu chuẩn token nào cũng có sự bảo mật tốt cho người tham gia. Điển hình, một số tiêu chuẩn token có thể tiềm ẩn rủi ro bảo mật cao hơn do lỗ hổng hoặc thiếu kiểm tra kỹ lưỡng.

5.5 Sự tập trung

Cuối cùng, việc phát triển và quản lý một số tiêu chuẩn token có thể chỉ được tập trung vào một nhóm nhỏ hoặc tổ chức nào đó. Qua đây, dẫn đến sự lo ngại không hề nhỏ về quyền kiểm soát và tính phi tập trung.

6. Các tiêu chuẩn token phổ biến hiện nay?

Như bạn đã biết, hiện nay tiêu chuẩn token phát triển rất đa dạng. Theo đó, mỗi tiêu chuẩn sẽ phù hợp với từng nền tảng khác nhau. Đây là những tiêu chuẩn token phổ biến nhất hiện nay mà bạn không thể không biết: 

  • ERC-20 (Ethereum Request for Comments 20): ERC-20 là tiêu chuẩn token phổ biến nhất trên nền tảng Ethereum. Nó xác định cách tạo ra các token có tính tương thích cao trên Ethereum. Đồng thời còn cho phép token  được giao dịch và tương tác với các hợp đồng thông minh một cách dễ dàng.
  • ERC-721 (Ethereum Request for Comments 721): ERC-721 được sử dụng cho các token không thể thay thế, được gọi là NFTs (Non-Fungible Tokens). Điều này cho phép tạo ra các token duy nhất và không thể thay thế. NFT thường  được tích hợp vào trò chơi, nghệ thuật kỹ thuật số và sở hữu tài sản kỹ thuật số.
  • BEP-20 (Binance Smart Chain Token): BEP-20 là tiêu chuẩn token tương tự như ERC-20, nhưng hoạt động trên Binance Smart Chain. 
  • TRC-20 (TRON Request for Comments 20): TRC-20 là tiêu chuẩn token được sử dụng trên mạng lưới TRON. Tiêu chuẩn này cũng tương tự như ERC-20 và BEP-20. Điểm khác biệt là TRC-20 được áp dụng đối với hệ sinh thái TRON.
  • SPL (Solana Program Library): SPL là tiêu chuẩn token được sử dụng trên nền tảng Solana. Tại đây có thể tạo ra các token tương thích với mạng lưới của Solana. Hình thành nơi các giao dịch có thể được xử lý với tốc độ cao và chi phí thấp.

DK Tech hy vọng với những thông tin về tiêu chuẩn token bên trên, bạn đã có thêm một phần kiến thức về thị trường crypto. Hơn thế nữa, việc hiểu rõ về các tiêu chuẩn này cũng giúp tăng cường sự minh bạch và an toàn trong giao dịch tiền điện tử. Hãy tiếp tục nắm bắt và khám phá thêm về thị trường crypto để có cái nhìn toàn diện và cập nhật nhất.

Xem thêm: Sweatcoin là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *