Lending Coin đã trở thành một xu hướng mới dành cho các nhà đầu tư hoặc các nhà giao dịch mua tiền điện tử. Lending Coin bắt đầu từ những nền tảng chuyên dụng và riêng biệt rồi dần dần phát triển và xuất hiện nhiều trên các sàn giao dịch crypto. Hãy cùng tìm hiểu xem chính xác lending coin là gì, dịch vụ này sẽ mang đến những lợi ích cũng như rủi ro cần đối mặt trong bài viết hôm nay.
Mục Lục
1. Lending Coin là gì?
Lending coin là một hình thức cho vay tiền ảo (crypto) bằng cách gửi số coin hoặc token của bạn vào một nền tảng và nhận lại lãi suất dưới dạng tiền điện tử. Cũng tương tự như việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng, lending coin thường có thời gian và lãi suất ngắn hơn, có thể được tính theo ngày hoặc theo tuần.
Hiện nay, các nền tảng leding coin chủ yếu được chia thành hai loại chính:
- Decentralized Lending Platform: Đây là nền tảng cho vay tiền điện tử phi tập trung như Aave, Maker DAO, Compound, không có sự can thiệp của bên thứ ba.
- Centralized Lending Platform: Đây là nền tảng cho vay tiền điện tử tập trung như Binance, Gate.io, Block Fi, Nexo, Poloniex, Crypto.com được quản lý và điều hành bởi các tổ chức trung ương.
Các nền tảng lending coin đã trở nên phổ biến từ năm 2020 và đã thu hút hàng tỷ USD với tổng giá trị bị khóa (TVL) trên các nền tảng khác nhau. Lãi suất bạn nhận được khi gửi tiền điện tử vào các nền tảng leding coin phụ thuộc vào loại coin và nền tảng mà bạn gửi. Mỗi loại coin sẽ có lãi suất khác nhau, dao động từ 0.5 – 20% mỗi năm.
2. Lending Coin có ưu và nhược điểm gì?
Về cơ bản thì leding coin vẫn mang đặc điểm của một đồng tiền điện tử thông thường. Tuy nhiên, dựa vào đặc tính riêng của mô hình này, leding coin cũng mang đến những tiện ích và hạn chế cho người dùng. Cụ thể như sau:
2.1 Ưu điểm của Lending Coin
- Bảo mật thông minh: Vận hành dựa trên công nghệ Blockchain, nên sẽ có độ bảo mật cao và không có sự can thiệp của bên thứ 3.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Các giao dịch được xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp.
- Tiện lợi: Leding coin chính là cầu nối và thước đo đánh giá vai trò của Lender và Borrower trong mô hình vay và cho vay.
- Công bằng: Nắm giữ các leding coin, người dùng có cơ hội tác động đến mô hình hoạt động của giao thức. Nó giống như cách chúng ta nắm giữ cổ phần của một công ty bất kỳ, khi tỷ lệ sở hữu đủ lớn, chúng ta có thể đóng góp ý kiến trực tiếp với bạn lãnh đạo. Khi người dùng nằm leding coin có thể tham gia vào các đợt bầu cử trên giao thức.
2.2 Nhược điểm của Lending Coin
- Biến động giá: Phần lớn các Altcoin vẫn phải chịu sự ảnh hưởng từ biến động giá của Bitcoin, đặc biệt là các Lending những đồng coin có vốn hóa thấp. Vì vậy, trước khi đầu tư, nắm giữ những đồng coin này bạn nên đánh giá mức độ rủi ro của nó.
- Rủi ro kỹ thuật: Lending coin hoạt động trên các nền tảng phi tập trung nên người dùng cần tự chịu trách nghiệm bảo mật và quản lý ví của mình. Nếu ví bị hack hoặc bị lỗi, người dùng sẽ không thể truy cập hoặc khôi phục số tiền của mình.
- Rủi ro về pháp lý: Lending coin là là một hình thức đầu tư tiền điện tử, chưa được quy định rõ ràng ở nhiều quốc gia nên người dùng có thể gặp một số khó khăn trong việc tuân thủ các luật lệ và quy định liên quan đến thuế, giao dịch và báo cáo.
3. Cách hoạt động của Lending coin
Ba thực thể chính để có thể vận hành một lệnh vay thành công gồm có:
- Người vay (Borrower): Là những người có nhu cầu vay 1 loại tiền điện tử nào đó. Họ sẽ thế chấp bằng một loại tiền điện tử khác để thực hiện nhu cầu vay.
- Người cho vay (Lender): Là những người nắm giữ tiền điện tử nhàn rỗi và đang có nhu cầu kiếm thêm thu nhập thụ động bằng cách cho người khác vay số tiền điện tử đó.
- Nền tảng Lending: Là các giao thức Lending thực hiện nhu cầu của Lender và Borrower.
Lender và Borrower sẽ phải thực hiện những điều sau để quy trình vay và cho vay diễn ra:
- Trước hết, Lender sẽ tiến hành gửi và khóa (lock) tiền điện tử của mình vào giao thức Lending. Khi xuất hiện borrower, lender sẽ nhận mức lãi suất tương ứng. Trong trường hợp, lender không muốn cho vay nữa thì họ có thể rút tiền về bất cứ lúc nào.
- Borrower sẽ phải thế chấp tài sản để nhận được khoản vay. Tài sản thế chấp sẽ được trả lại sau khi borrower hoàn trả khoản vay cùng với lãi suất cho lender.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền ảo tại DK Tech
4. Các hình thức Lending coin phổ biến hiện nay
Lending trong Crypto không gói trọn trong một hình thức. Hiện nay, lĩnh vực này được chia thành 3 nhánh chính, mỗi nhánh sẽ có những đặc điểm và mức độ rủi ro khác nhau:
4.1 Cho vay ngang hàng (Peer-to-peer Lending)
Peer-to-peer Lending là hình thức cho vay cơ bản nhất của Lending, giống như P2P lending truyền thống. Người vay và người cho vay sẽ trực tiếp kết nối với nhau trên nền tảng. Người cho vay có quyền tự do lựa chọn người đi vay, đồng thời có thể thương lượng những điều khoản vay (lãi suất, thời hạn vay) cho phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
4.2 Cho vay quá chuẩn (Over-Collateralized Lending)
Đây là hình thức cho vay an toàn hơn so với P2P Lending. Người đi vay phải thế chấp một lượng tài sản (collateral) có giá trị lớn hơn số tiền vay để đảm bảo khoản vay. Nếu người đi vay không thể thanh toán được khoản vay đúng hạn, tài sản thế chấp sẽ bị thanh lý để thu hồi nợ.
4.3 Cho vay dưới chuẩn (Under-Collateralized Lending)
Đây là hình thức cho vay có rủi ro hơn so với Over-Collateralized Lending. Giá trị tài sản thế chấp của người đi vay thấp hoặc bằng số tiền vay. Hình thức này thường áp dụng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có lịch sử tín dụng tốt và nhu cầu vay vốn lớn.
5. Các thông số đáng chú ý trong Lending
Trong Lending Crypto, dù là DeFi hay CeFi thì người dùng cũng đều phải quan tâm đến các thông số quan trọng sau đây:
5.1 Lending Interest Rate
Đây là tỷ lệ nhận lãi suất khi người chơi thực hiện cho vay 1 đồng coin/token bất kỳ. Tất nhiên ở vị trí 1 người cho vay (lender) người dùng sẽ luôn mong muốn con số này càng cao càng tốt.
5.2 Lending Time
Thời gian cho vay chính là khoảng thời gian mà đồng coin/token của người chơi bị khoá và cho người khác vay, được tính từ lúc bắt đầu cho vay đến lúc kết thúc vay, khi người dùng đã nhận được toàn bộ cả vốn lẫn lãi của khoản vay.
Thông thường, các nền tảng sẽ cung cấp cho lender nhiều khoảng thời gian để lựa chọn cho vay, ví dụ 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày. Trong khoảng thời gian này, người dùng sẽ không thể rút lại số vốn mà mình đã cho vay cho đến thời gian đáo hạn.
5.3 Lending Assets
Nền tảng nào càng nhiều loại coin cho phép lending thì người dùng càng có nhiều lựa chọn để thực hiện Lending Coin.
5.4 Lending Total Value Locked
Được hiểu là tổng lượng tài sản bị khóa (lock) trong nền tảng. Con số này thể hiện mức độ quan tâm, tham gia của người dùng đến nền tảng đó. Càng nhiều tài sản được lock bên trong nền tảng thì sẽ càng tác động đến giá của đồng coin đó.
6. Những tác động của Lending đến giá Coin
Theo cơ chế cho vay (Lending), những đồng coin tham gia lending sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ tác động tích cực tới các đồng coin đó.
- Total Valued Lock (TVL) khi lock coin khiến cung lưu thông của đồng coin đó sẽ bị giảm trong một khoảng thời gian cho vay.
- Nhu cầu mua coin để tham gia lending sẽ tăng.
Những yếu tố này theo đúng lý thuyết sẽ tác động khiến giá coin tăng lên. Tuy nhiên, còn yếu tố khác tác động đến giá của coin đó, khiến giá hầu như không tăng, đó chính là lượng coin tham gia lock quá nhỏ so với tổng cung của nó, khiến tác động từ nhu cầu mua vào và giảm cung hầu như không bị ảnh hưởng.
Ví dụ: Với trường hợp của Binance Coin (BNB), khi Binance thông báo nền tảng lending của họ cho tới lúc bắt đầu cho lending. Giá BNB từ $26.26 USD xuống $25.37, giảm 3.4%. Tổng lượng coin bị khóa trong lending chỉ có 200.000 BNB, chiếm 0.129% tổng lưu thông của BNB.
Bên cạnh đó, Lending chính là một game của sàn giao dịch có Margin. Trong lending, sàn sẽ giữ 1 lượng coin lớn (từ các lenders gửi vào).
Sàn có thể xả coin bằng cách dùng lượng coin đó bán xuống, khiến giá giảm mạnh. Và sau đó lại dùng tiền để mua vào với giá thấp hơn.
⇒ Từ đó sẽ gia tăng được lượng coin họ nắm giữa.
Ví dụ: Ngày 28/8/2019, Binance tiến hành cho lending đồng BNB. Giá BNB = $25.37 USD. Thời điểm thấp nhất so với lúc đó là $14.2 USD ngày 26/9/2018.
Trong khoảng thời gian 28 ngày, có 7 lần Binance Lending với đồng BNB và tổng cộng có 2.643.040 BNB được khóa trong nền tảng Lending, chiếm 1.7% tổng cung.
Tuy con số này không lớn, nhưng ở vị thế một sàn giao dịch và nắm giữ nhiều coin BNB thì việc đẩy giá coin của họ đi xuống là điều không khó.
Bài viết trên đã giới thiệu với các bạn về Lending là gì trong thị trường Crypto. DK Tech hy vọng các bạn có thể hiểu về nó và lựa chọn cho mình được hình thức lending phù hợp với nhu cầu.
Xem thêm: Airdrop Coin là gì?