Công nghệ Blockchain là gì? Cơ chế hoạt động của blockchain

Blockchain đã tạo ra một cú đột phá trong ngành công nghệ thông tin và đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tính chất phi tập trung, bảo mật và minh bạch, blockchain mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về công nghệ blockchain, hãy cùng DK Tech tìm hiểu nhé.

1. Công nghệ blockchain là gì?

Công nghệ blockchain là một hệ thống công nghệ phi tập trung giúp quản lý và ghi nhận các giao dịch một cách an toàn và minh bạch. Được xây dựng dựa trên mạng lưới ngang hàng trong đó các tham gia được gọi là “nodes” (nút) giữ một bản sao của cùng một cơ sở dữ liệu phân tán.

Trong blockchain, các giao dịch được gom nhóm thành các “block” và sau đó được liên kết với nhau thông qua một quá trình gọi là (mining). Mỗi block đều chứa các thông tin về giao dịch cùng với một mã xác minh duy nhất và mã xác minh của block trước đó, tạo thành một chuỗi liên kết các block, gọi là “blockchain”

2. Đặc điểm công nghệ blockchain

Công nghệ blockchain có một số đặc điểm chính như đóng vai trò ghi lại tất cả các giao dịch với một số đặc điểm sau:

  • Không thể phá hủy chuỗi blockchain và cũng không thể nào làm giả: nó không thể nào bị phá hủy chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp và giải mã được. Và chỉ bị phá hủy khi không còn internet.
  • Bất biến: không thể sửa đổi các dữ liệu trong blockchain, chỉ có thể sửa đổi do chính người tạo. Nhưng nó phải được sự đồng thuận các nút trên mạng.
  • Bảo mật dữ liệu: các thông tin trên blockchain được phân tán và bảo mật an toàn tuyệt đối. Chỉ có người nắm giữ mới có quyền truy xuất.
  • Minh bạch: trong blockchain từ địa chỉ hiện tại đến địa chỉ mới, thống kê lịch sử trên địa chỉ đó ai cũng có thể theo dõi được
  • Hợp đồng thông minh: ứng dụng này được nhúng bởi một đoạn code. Cho phép tự thực thi mà không cần bên thứ ba tham gia và đảm bảo rằng tất cả đều có thể tham gia được chi tiết hợp đồng và các điều khoản.

3. Vì sao công nghệ blockchain lại rất quan trọng?

  • Các công nghệ cơ sở dữ liệu truyền thống phải đối mặt với một số thách thức quan trọng trong việc ghi lại các giao dịch tài chính. Lấy ví dụ như hãy xem xét trường hợp bán một tài sản. Sau khi giao tiền, quyền sở hữu tài sản được chuyển lại cho người mua. Điều đó cho thấy người mua và người bán đểu có thể ghi lại các giao dịch tiền tệ, nhưng không đáng tin cậy. Người bán họ có thể dễ dàng khẳng định họ chưa nhận được tiền nhưng thực tế họ đã nhận được, ngay cả khi người mua họ phản bác rằng họ đã chuyển tiền nhưng họ chưa thanh toán.
  • Để tránh các vấn để có thể xảy ra như trên, cần phải có một bên thứ ba đáng tin cậy để can thiệp giám sát và xác thực các giao dịch. Sự xuất hiện của cơ quan trung tâm này không chỉ làm giao dịch phức tạp và còn tạo ra một lỗ hổng lớn. Cả hai đều có thể bị chịu thiệt hại nếu các cơ sở dữ liệu bị xâm phạm.
  • Để giảm thiểu các vấn đề như vậy chỉ còn cách tạo ra một hệ thống chống làm giả, phi tập trung để ghi lại các giao dịch. Trong trường hợp giao dịch tài sản, cả người mua và bán đều được tạo cho một sổ cái riêng. Các giao dịch đều phải được hai bên chấp thuận và được cập nhập tự động vào sổ cái của hai bên trong thời gian thực. Các giao dịch trước đó có bất kỳ sai sót nào thì dẫn tới toàn bộ sổ cái đều bị sai lệch theo.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website blockchain tại DK Tech

4. Các thành phần chính của hệ thống blockchain

4.1 Sổ cái phân tán

Sổ cái phân tán là cơ sở dữ liệu được dùng chung trong mạng lưới chuỗi, lưu trữ các giao dịch Ví dụ như một tệp có thể dùng chung mà tất cả mọi người trong trong nhóm có thể chỉnh sửa. Trong một văn bản dùng chung, bất kỳ các thành viên trong nhóm có quyền chỉnh sửa đều có thể xóa toàn bộ tệp. Tuy nhiên, trong công nghệ sổ cái phân tán có các quy tắc về người có thể chỉnh sửa và cách chỉnh sửa. Vì vậy bạn không thể xóa các mục nhập sau khi chúng đã được ghi lại.

4.2 Hợp đồng thông minh

Các công ty sử dụng hợp đồng thông minh để tự động quản lý các hợp đồng kinh doanh mà không cần hỗ trợ từ bên thứ ba. Đây cũng là các chương trình được lưu trữ trên hệ thống chuỗi khối tự động chạy khi đáp ứng được các điều kiện đã định. Chúng chạy kiểm tra dựa trên các điều kiện nếu-thì để các giao dịch hoàn thành một cách tin cậy.

4.3 Mật mã hóa khóa công khai

Mật mã hóa khóa công khai là một tính năng bảo mật nhằm xác định người tham gia duy nhất trong mạng lưới chuỗi khối. Cơ chế này đồng thời tạo ra hai bộ mã khóa cho từng thành viên trong mạng lưới với một mã khóa là một mã khóa công khai cho tất cả mọi người trong mạng lưới dùng chung. Còn lại là mã khóa riêng tư duy nhất của mỗi thành viên, hai mã khóa hoạt động cùng nhau để mở khóa dữ liệu trong sổ cái.

5. Cách thức hoạt động của blockchain?

Blockchain hoạt động thông qua một số công nghệ và thuật toán phức tạp. Dưới đây là cách thức hoạt động cơ bản của một blockchain:

  • Về cốt lõi, blockchain là một sổ kỹ thuật số ghi lại toàn bộ các giao dịch giữa hai bên một cách an toàn theo cách chống giả mạo. Các dữ liệu sẽ được ghi lại trên một mạng lưới máy tính đặc biệt được phân phối trên toàn cầu và được gọi là các node.
  • Khi người dùng bắt đầu khởi tạo một giao dịch, ví dụ như chuyển một số tiền mã hóa cho người dùng khác, giao dịch đó sẽ được phát sóng trên mạng. Sau đó, giao dịch được xác thực bằng cách xác minh chữ ký số và các dữ liệu giao dịch khác.
  • Sau khi giao dịch được xác minh, ngay lúc này nó sẽ được thêm vào một khối cùng với các giao dịch khác đã được xác minh. Blockchain được tạo ra bằng các khối được liên kết với các phương pháp mật mã. Quá trình xác minh giao dịch và thêm chúng vào blockchain được thực hiện thông qua cơ chế đồng thuận, đây là một bộ quy tắc điều khiển cách các nút trên mạng đạt được sự thỏa thuận về trạng thái của blockchain và tính hợp lệ của giao dịch.
  • Trong blockchain, các hàm băm được sử dụng để chống va chạm, tức là khả năng tìm thấy hai phần dữ liệu tạo ra cùng một đầu ra là rất nhỏ.
  • Mỗi khối blockchain đều chứa một giá trị hàm băm của khối trước đó, tạo nên một chuỗi khối mạnh mẽ và an toàn. Bất kỳ ai muốn thay đổi một khối sẽ cần phải sửa đổi tất cả các khối sau đó, điều này không chỉ khó khăn về mặt kỹ thuật mà còn tốn rất nhiều tài nguyên.
  • Một phương pháp mật mã khác được sử dụng rộng rãi trong blockchain là mật mã khóa công khai, còn được gọi là mật mã bất đối xứng. Nó giúp thiết lập các giao dịch an toàn và có khả năng xác minh giữa các người dùng.
  • Cách hoạt động này dựa trên việc mỗi người dùng có một cặp khóa duy nhất: Khóa riêng tư được giữ bí mật và một khóa công khai được chia sẻ công khai. Khi người dùng bắt đầu khởi tạo một giao dịch, họ sẽ ký giao dịch đó bằng khóa riêng tư của mình để tạo nên chữ ký số.
  • Sau đó, những người dùng khác trên mạng có thể xác minh tính xác thực của giao dịch bằng cách sử dụng khóa công khai của người gửi chữ ký số. Phương pháp này đảm bảo tính an toàn của giao dịch, vì chỉ những người sở hữu hợp pháp khóa riêng tư mới có thể xác nhận giao dịch, trong khi đó mọi người có thể xác minh chữ ký bằng khóa công khai.
  • Một đặc điểm khác của blockchain là tính minh bạch. Bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra dữ liệu trên blockchain, bao gồm tất cả các giao dịch và dữ liệu, trên các trang web blockchain công khai.

Tóm lại, blockchain hoạt động bằng cách gom nhóm các giao dịch thành các khối, xác minh và thêm các khối mới vào blockchain thông qua quá trình khai thác (mining), liên kết các khối thành chuỗi để đạt được sự đồng thuận giữa các nút và phân phối lưu trữ dữ liệu.

6. Công nghệ blockchain được ứng dụng trong lĩnh vực nào?

Công nghệ blockchain với tính bảo mật và phi tập trung phù hợp để thực hiện các bản ghi dữ liệu sự kiện, y tế, giao dịch, truy xuất nguồn gốc thực phẩm hoặc các cuộc bầu cử bỏ phiếu.

6.1 Ứng dụng trong sản xuất

  • Để quản lý chất lượng sản phẩm tại một doanh nghiệp thì ứng dụng blockchain được đưa vào điều đó giúp nhà quản lý và tiêu dùng có thể phát hiện được một số thông tin.
  • Sử dụng ứng dụng còn giúp nhà sản xuất thống kê các sản phẩm trên thị trường, số lượng đã tiêu thụ, còn hạn và đã hết hạn.

6.2 Đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng ứng dụng công nghệ blockchain kiểm tra các thông tin trên sản phẩm có phải hàng chính hãng hay không, giúp hạn chế sản phẩm nhái trên thị trường.

6.3 Ứng dụng trong lĩnh vực y tế

Ứng dụng trong ý tế blockchain giúp lưu trữ toàn bộ kết quả khám bệnh khi người bệnh đi khám. Việc sử dụng ứng dụng này giúp bệnh nhân bảo mật về thông tin và chỉ số xét nghiệm. Trường hợp bệnh nhân muốn chuyển bệnh viện khác thì họ chỉ cần kết chuyển thông tin trên chuỗi blockchain dù hai bệnh viện đó là hai nơi khác nhau.

6.4 Ứng dụng trong lĩnh vực tài chính

  • Ứng dụng trong ngành tài chính đã có rất nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính áp dụng công nghệ blockchain vào nghiệp vụ của mình.
  • Ở Châu Á, có nhiều ngân hàng đã áp dụng điển hình như OCBC Bank ngân hàng đầu tiên sử dụng công nghệ blockchain chuyển tiền nội địa và quốc tế. Tăng hiệu suất, minh bạch và giảm chi phí.
  • Blockchain được coi là phương pháp giảm thiểu chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng tạo ra hệ thống an toàn hơn.

Công nghệ blockchain đang mở ra nhiều cơ hội và thúc đẩy sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tính chất phi tập trung, bảo mật và minh bạch, nó có tiềm năng để cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và tăng tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh và xã hội. Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng công nghệ blockchain đã trở thành một ưu tiên đối với các doanh nghiệp và tổ chức.

Tại DK Tech, chúng tôi đã xác định được tiềm năng của công nghệ blockchain và cung cấp các giải pháp phù hợp cho khách hàng. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc phát triển ứng dụng công nghệ blockchain và các dịch vụ thiết kế website blockchain liên quan. Không chỉ cung cấp dịch vụ ứng dụng blockchain, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ các khách hàng việc lựa chọn nền tảng blockchain phù hợp. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các giải pháp của chúng tôi đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật, bảo mật và hiệu suất. Chi tiết xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0766 666 407 để được hỗ trợ tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *