Smart Contract là một giao thức giao dịch thực hiện dựa vào công nghệ blockchain. Từ khi xuất hiện chúng đã được các nhà đầu tư đánh giá cao và ngày càng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DK TECH tìm hiểu kỹ hơn về loại hợp đồng thông minh này nhé.
Mục Lục
1. Smart Contract là gì?
Smart Contract (Hợp đồng thông minh) được hiểu là các chương trình được lưu trữ trên blockchain. Khi chúng thỏa mãn các điều kiện đặt ra ban đầu sẽ tự động chạy mà không cần thông qua bên thứ ba.
Hai đối tác trong hợp đồng thực hiện cam kết mà không cần phải biết danh tính của nhau. Tuy nhiên vẫn thỏa mãn yếu tố chuẩn xác, kế hoạch chỉ được thực thi khi đủ điều kiện. Ngoài ra, quy trình còn được tự động hóa, các hoạt động diễn ra suôn sẻ mà không tốn nhiều thời gian, công sức.
Xem thêm: Dapp là gì?

2. Đặc điểm của Smart Contract
Trong hợp đồng thông minh cũng có đủ các điều khoản thỏa thuận. Những nội dung này được viết bằng ngôn ngữ lập trình dựa vào công nghệ Blockchain.
Các giao dịch tại hợp đồng này rất linh hoạt, được thực hiện không qua trung gian. Vậy nên tăng tính bảo mật, chuyên nghiệp và truy cập không giới hạn của Smart Contract.
Một hợp đồng thông minh sẽ gồm thông minh sẽ gồm những yếu tố sau đây.
- Chủ thể hợp đồng: Bên trực tiếp tham gia vào hợp đồng, họ được có quyền kiểm soát và thực thi nội dung hiển thị.
- Điều khoản hợp đồng: Các bên đặt ra vấn đề và thống nhất nội dung điều khoản hợp đồng. Chúng được quy định ở dạng chuỗi với cách lập trình đặc biệt.
- Chữ ký số: Các bên thỏa thuận để đưa ra mẫu chữ ký và thao tác trên hợp đồng.
- Nền tảng phân quyền: Sau khi hoàn tất thì hợp đồng được tải lên nền tảng Blockchain để phân phối và lưu trữ.
3. Cách hoạt động của hợp đồng thông minh
Smart Contract hoạt động dựa vào công thức câu lệnh “if/ when … then …” nên sẽ liên quan với điều kiện cụ thể. Hợp đồng này cũng đề cập đến một thuật toán với nhiệm vụ kiểm soát, cung cấp thông tin cho chủ sở hữu nội dung. Chương trình được chạy trên blockchain, mục đích xác minh cũng như thực hiện giao dịch tin cậy.
Thường trong hợp đồng thông minh sẽ gồm có chủ thể hợp đồng, chữ ký các bên và điều khoản. Những điều kiện này sau khi thống nhất sẽ được mã hóa, sau đó mới chuyển sang bước tiếp theo.
Nhà phát triển sẽ dựa vào những điều trên để lập trình ra Smart Contract phù hợp. Sau đó chỉ các đối tượng được cấp quyền mới có thể xem kết quả. Không ai được phép tự ý thay đổi giao dịch trong hợp đồng thông minh.
4. Ưu và nhược điểm của Smart Contract
Hợp đồng thông minh mang lại rất nhiều ưu điểm cho người dùng, bên cạnh đó cũng còn tồn tại một vài điểm hạn chế.
4.1 Ưu điểm của Smart Contract
Dưới đây là những ưu điểm nổi trội của hợp đồng thông minh.
- Nhanh chóng, hiệu quả: Khi điều kiện được đáp ứng thì hợp đồng nhanh chóng thực hiện. Bởi vì các quy trình đã tự động hóa, không cần giấy tờ thủ tục phức tạp.
- Tin cậy và minh bạch: Hợp đồng thông minh được thực hiện mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Các nội dung đều được mã hóa và chia sẻ công khai cho thành viên tham gia. Nhờ vậy mà luôn đảm bảo được tính minh bạch, đảm bảo quyền lợi cá nhân.
- Bảo mật: Hồ sơ giao dịch được mã hóa trên Blockchain nên bảo mật vô cùng an toàn. Các bản ghi đã kết nối với nhau thành chuỗi nên rất khó để thay đổi thông tin.
- Tiết kiệm: Hợp đồng thông minh không có sự can thiệp của bên trung gian nên giảm được khá nhiều chi phí.
4.2 Nhược điểm của Smart Contract
Khi sử dụng hợp đồng thông minh thì các dữ liệu sẽ không thể thay đổi. Vậy nên đó là trở ngại trong các trường hợp mong muốn thay đổi điều khoản. Nếu sửa chữa cũng gặp nhiều khó khăn bởi hệ thống bảo mật rất chặt chẽ.
Xem thêm: Sweatcoin là gì?
5. Những ứng dụng của Smart Contract
Hiện nay, Smart Contract được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực.
- Ứng dụng trong thương mại quốc tế: Các doanh nghiệp có thể sử dụng loại hợp đồng này để đơn giản hóa quy trình.
- Kết nối nhà bán lẻ và nhà cung cấp: Nhờ hợp đồng thông minh nên hạn chế các tranh chấp giữa nhà cung cấp với nhà bán lẻ. Điển hình như công ty Home Depot, họ đã áp dụng loại hợp đồng này và đưa ra đánh giá tốt. Các thỏa thuận minh bạch, thời gian trao đổi rút ngắn mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Ứng dụng trong giao dịch tiền kỹ thuật số: Nhờ hợp đồng thông minh mà giao dịch tiền ảo cũng dễ dàng, không phải nhờ sự can thiệp của bên thứ ba. Nhờ vậy mà hạn chế các rắc rối về pháp lý, quá trình mua bán tiền kỹ thuật số diễn ra chuyên nghiệp hơn.
6. Sự khác nhau giữa hợp đồng thông minh và truyền thống
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Smart Contract và hợp đồng truyền thống.
- Hợp đồng thông minh được thực hiện giao kết bởi phương tiện điện tử. Còn cách truyền thống vẫn sử dụng giấy và ký tay.
- Hợp đồng thông minh được tạo ra bởi ngôn ngữ lập trình, không có sự can thiệp của bên thứ ba. Tuy nhiên hình thức truyền thống vẫn cần chuyên gia pháp lý, văn bản pháp luật,…
- Quy trình lưu trữ hợp đồng thông minh dễ dàng và thuận tiện. Nhờ vậy mà hạn chế các rủi ro như thất lạc, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung.
Thông qua những gì DK TECH chia sẻ, chắc chắn bạn đã biết về khái niệm của Smart Contract. Loại hợp đồng thông minh này ngày càng được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực. Chúng giúp mọi người thực hiện ký kết hợp đồng, giao dịch nhanh gọn và an toàn hơn.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế sàn giao dịch tiền ảo tại DK Tech